Bỡi chiều dài của ngành xây dựng truyền thống với gạch đỏ và các loại cốt théo trước đây nên khi bắt đầu tiếp nhận với công nghệ mới là bê tông siêu nhẹ đã làm không ít nhà thầu xây dựng e ngại. Nhưng qua thời gian thì công nghệ này đã được kiểm định và được đông đảo người dùng đón nhận.
1. Bê tông nhẹ
Tuy đã xuất hiện cách đây rất lâu và ứng dụng phổ biến trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Âu Mỹ. Nhưng phải đến vài năm trở lại đây, người Việt Nam mới bắt đầu biết tới nó.
Một số loại nổi bật như: Bê tông hạt xốp EPS và Bê tông nhẹ khí chưng áp, bê tông bọt, bê tông rút lõi,…
Qua thực tế sử dụng bê tông nhẹ được chứng thực về sự tiện lợi và chất lượng hơn hẳn so với suy nghĩ của nhiều người.
> Bê tông nhẹ không cần phải cốt thép hay sỏi đá, dễ đúc mà không cần tới khuôn.
> Nó có thể cách âm và cách nhiệt hiệu quả hơn hẳn so với những tấm bê tông cốt thép thông thường.
> Nhờ vào phần bọt khí mà bên trong của viên gạch trở nên rỗng như tổ ong, giúp khối lượng nhẹ gấp 3-4 lần so với tấm bê tông thông thường.
2. Lợi ích mà bê tông siêu nhẹ mang lại
Bê tông siêu nhẹ là một trong những vật liệu xây dựng công nghệ cao, có thể được xem là vật liệu xanh trong thời hiện đại này.
- Rút ngắn được quá trình thi công. Tiết kiệm tối chi phí xây dựng. Phù hợp với những công trình tiến độ nhanh, như các khu nhà trong thành phố chật chội.
- Bê tông siêu nhẹ có giá thành rẻ hơn so với bê tông cốt thép.
- Được đúc sẵn, nên hạn chế được tối đa các sai sót thường gặp trong xây dựng.
- Không tồn đọng vấn đề về rác thải sau quá trình xây dựng.
- Bề mặt có độ bền lên tới 30 năm, chắc chắn và chịu được cường độ cao.
- Sàn bê tông không co rút hay biến dạng phần mái nhà khi thời tiết thay đổi.
- Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.
- Có khả năng chống cháy và có khả năng chịu nước cao. Không gây nên tình trạng thấm nước, hút nước hay làm rạn nứt tường.
- Quá trình xây dựng không cần đến nhân công có tay nghề cao. Tiết kiệm chi phí nhân công.
- Sàn bê tông có bề mặt phẳng và mịn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
3. Xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ có an toàn không
Điểm yếu lớn nhất của bê tông nhẹ là vấn đề khả năng chịu nén (MAC).
Nếu bạn đang xây nhà dựa trên nền móng là “Khung chịu lực” như khung bê tông cốt thép, khung thép, khung gỗ, khung nhôm…thì việc dùng gạch bê tông nhẹ, tấm tường bê tông nhẹ là điều hoàn toàn nên làm.
Vì khi đó, vấn để chịu nén không còn quan trọng, cả gạch đỏ hay gạch bê tông nhẹ đều chỉ mang tính chất che chắn chắn cho công trình.
Vật liệu che chắn công trình thì cần các yếu tố về chống thấm, cách nhiệt, cách âm tốt sẽ cần thiết hơn là yếu tố chịu lực.
Với việc sử dụng các loại, keo vữa chuyên dụng, giúp chất lượng gắn kết của tường với tường, tường với cột dầm bê tông, tường với khung thép trở nên chắc chắn, chất lượng tốt hơn so với việc trộn vữa tại công trình.
Do là vật liệu bê tông nên độ co ngót vật liệu cũng đồng nhất với khung bê tông cốt thép, nên hạn chế được tối đa vấn đề nứt tường nhà, nứt chân chim, nứt co ngót, nứt vữa tô….giúp cho thẩm mỹ ngôi nhà được tốt hơn, bền hơn nhiều so với tường xây bằng gạch đỏ truyền thống.
4. Kết luận
Hiện nay, trên thị trường cung cấp rất nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng siêu nhẹ khác nhau. Bao gồm bê tông siêu nhẹ, gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ khí chưng áp,…. và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng.
Các công trình lớn như nhà cao tầng trung tâm thương mại, nhà văn phòng, bãi đậu xe…đã sử dụng từ lâu. Tuy nghiên nhà dân dụng như nhà phố biệt thự, nhà cấp 4 còn khá e dè, chủ yếu là chưa dám, do chi phí cao hoặc do có ít nhà thầu chuyên nghiệp thi công bằng bê tông nhẹ.