Cận nhẹ và cận bao nhiêu độ thì phải đeo kính?Đây là điều mà các bậc phụ huynh thường xuyên hỏi khi đến tư vấn tại các phòng khám. Bời vì không biết đối với trẻ em việc đeo kính sớm có tốt không và có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bé không. Hay với người lớn phần đông có lẽ cũng không nắm rõ được vấn đề này. Vậy cùng theo dõi bài viết này cùng chúng tôi nhé!

1. Độ cận bao nhiêu thì cần phải làm kính

Từ 1 – 10 tuổi

Dưới 1.5 độ: khám định kỳ và đeo kính có kiểm soát, không cần thiết phải đeo liên tục nhưng cần có theo dõi của gia đình, nhà trường và người thân.

Cận trên 1.75: phải đeo kính liên tục lúc sinh hoạt hàng ngày và học tập, đến tối nghỉ bỏ ra.

Chú ý tròng kính luôn được bảo quản và trong suốt tránh trầy, xước. Tốt nhất nên có thêm chức năng chống UV và chống lại ánh sáng xanh từ điện thoại và các thiết bị điện tử .

Từ 10 – 18 tuổi

Cận dưới 1.5: đeo kính khi cần thiết và đeo liên tục nếu độ cận cao hơn.

Khám định kỳ 6 tháng / 1 lần.

Các bạn trong tuổi này đeo kính đều sẽ tăng khá cao vì phải liên tục nhìn gần, tiếp xúc nhiều với sách vở, máy tính, tivi và điện thoại, do đó thị lực ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, cần thăm khám mắt và đo lại độ cận để tránh tăng độ quá nhanh.

Cận trên 1.7: đeo kính cận thường xuyên và khám định kỳ. Dùng kính cận chống UV và chống lại ánh sáng xanh từ điện thoại và các thiết bị điện tử để bảo vệ mắt tốt hơn trong tuổi đi học và dùng thiết bị liên quan điện tử.

Trên 18 tuổi

Do phải học tập và làm việc với cường độ lớn nên cần phải đeo kính, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Làm việc quá nhiều với máy tính và điện thoại mà không đeo kính có thể khiến độ cận tăng nhanh.

2. Cận thị bao nhiêu độ gọi là nặng

Thực ra không có giới hạn cho độ cận thị, người bệnh có thể chỉ cận vài độ, tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể cận lên đến vài chục độ. Do đó sẽ không có mức độ cận thị nặng nhất.

Cận thị có các loại như cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thứ phát, cận thị ban đêm và cận thị thoái hóa. Mỗi loại sẽ có mức độ cận khác nhau.

  • Cận thị thoái hóa có mức độ nặng và nguy hiểm nhất. Khi đó, dù chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng chỉ được 5/10, 8/10, thậm chí có trường hợp chỉ đạt 3/10. 

Bị cận thị thoái hoá khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của mắt. Bệnh nhân cần điều trị kịp thời để tránh dẫn đến mù lòa. 

3. Hạn chế độ cận và cách khắc phục

 Sử dụng mắt kính có đủ chức năng bảo vệ mắt và đặc biệt hạn chế bị trầy, đeo mắt kính đúng vị trí trên khuôn mặt, tránh kính lệch ảnh hưởng đến khu vực nhìn rõ của mắt trên kính.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể, đặc biệt các vitamin tốt cho mắt có trong các rau củ có màu xanh đậm, đỏ, cam.., dùng cá nhiều hơn và

 Luôn có sự cam kết đối với bản thân, kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử, thời gian mắt nghỉ xen kẽ hợp lý với quyết tâm cao. mỡ cá cũng rất tốt cho mắt.

 Đối với người dưới 18 luôn cần sự quan tâm và chú ý tới thời gian khám mắt và điều chỉnh kính.

 Đo mắt kính cận tại địa chỉ có chuyên môn, uy tín như ở mắt kính bến tre để không gây ảnh hưởng xấu cho mắt lâu dài về sau, khi mắt còn trong quá trình phát triển mạnh.

 Tư thế ngồi và ánh sáng khi học tập và làm việc rất quang trọng trong phòng chống cận thị cũng như giúp độ cận không tăng quá nhanh.