Hiện nay có rất nhiều loại kính cường lực khác nhau. Nó được ứng dụng rộng rãi để lắp đặt nhiều loại sản phẩm khác nhau như cầu thang, ban công, ngăn cách phòng,…. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp kính được sử dụng ở bất kì dạng kiến trúc nào. Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại cửa kính cường lực được lựa chọn nhiều hiện nay nhé!

Cửa kính cường lực và cách phân loại

Cửa kính cường lực hay còn được gọi là cửa kính thủy lực(cửa thủy lực), được làm từ kính cường lực đã được mài, khoan lỗ, khoét góc kết hợp với những phụ kiện như tay nắm, bản lề sàn, khóa sàn, kẹp…. Đây là loại kính có khả năng chịu lực, chịu va đập mạnh và chịu nhiệt tốt.

Cửa kính cường lực được chia làm nhiều loại khác nhau. Thông thường sẽ được phân loại như sau: 

– Theo độ dày

  • Cửa kính cường lực 8mm
  • Cửa kính cường lực 10mm
  • Cửa kính cường lực 12mm
  • Cửa kính cường lực 15mm
  • Cửa kính cường lực 19mm,…

– Theo màu sắc

  • Kính trắng
  • Kính màu

– Theo số lượng cánh

  • Cửa kính cường lực 1 cánh
  • Cửa kính cường lực 2 cánh
  • Cửa kính cường lực 4 cánh
  • Cửa kính cường lực 6 cánh

– Theo tính năng sử dụng

  • Cửa kính thủy lực (còn gọi cửa kính cường lực mở quay)
  • Cửa kính cường lực ray treo
  • Cửa kính cường lực lùa treo còn gọi là cửa kính cường lực mở trượt, cửa kính lùa đẩy ngang

Lựa chọn cửa kính cường lực cho công trình của bạn mang lại lợi ích gì?

Chất lượng cao

Cửa kính cường lực chịu được lực, có độ an toàn cao. Đã có thử nghiệm với độ chịu lực của cửa kính cường lực có độ dày: từ 12mm – 19mm bằng cách dùng chày đập mạnh vào cửa kính cường lực, kết quả là tấm kính của cửa kính cường lực đó gần như không thể vỡ nổi.

Hơn nữa, nếu trong trường hợp gặp thiên tai hoặc cửa kính phải chịu tác động rất mạnh từ bên ngoài quá lực chịu đựng thì kính cường lực sẽ vỡ. Nhưng sẽ vỡ nguyên tấm và vỡ thành những hạt lựu nhỏ cỡ 1x1cm chứ không vỡ thành những mảnh sắc nhọn như những loại kính thông thường. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về độ an toàn của cửa kính cường lực.

Đảm bảo tính thẩm mĩ cho công trình

– Khi sử dụng cửa kính cường lực cho ngôi nhà của bạn, chúng sẽ giúp bạn có một không gian thoáng mát, sáng sủa hơn. Góp phần tăng cảm giác rộng rãi khi ngôi nhà của bạn là một không gian nhỏ hẹp.

– Vì sử dụng kính cường lực là chất liệu kính nên không gian nhà bạn sẽ dễ dàng nhận ánh mặt trời và cho cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

– Dễ kết hợp với các vật liệu khác để tạo nên những không gian kiến trúc hài hòa, vẫn đảm bảo cho người dùng có không gian riêng biệt.

Dễ vệ sinh và sửa chữa

– Cửa kính cường lực với bề mặt phẳng và sáng bóng, bạn chỉ cần dùng nước lau kính chuyên dụng và khăn sạch là dễ dàng đánh bay lớp bụi bẩn trên mặt kính. 

– Khi xảy ra sự cố hỏng hóc có thể xử lý được ngay do cửa kính cường lực có cấu tạo đơn giản

Giá rẻ và tiết kiệm chi phí 

So với các loại vật liệu khác như gỗ, kim loại,… thì cửa kính cường lực có giá thành rẻ hơn. Khi đưa vào sử dụng lại có cấu tạo đơn giản nên giảm thiểu được tối đa vật liệu.

Đặc biệt không phải qua các bước xử lý cầu kì như là xử lý thô, tẩm sấy,… giống như vật liệu gỗ. Hay cắt, hàn,… giống như vật liệu kim loại sắt, thép,..

Ưu điểm và hạn chế của cửa kính cường lực

Ưu điểm

–  Chịu được lực va đập và áp suất cao mang lại sự chắc chắn và an toàn cao.
–  Hạn chế tối đa cong vênh, biến dạng
–  Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, chống ồn và khói bụi ô nhiễm
–  Giúp lấy ánh sáng tự nhiên từ môi trường một cách tối đa
–  Dễ dàng lau chùi vệ sinh, hạn chế bám bụi tối đa
– Mang đến không gian trẻ trung năng động không kém phần sang trọng, phù hợp với mọi không gian, đặc biệt là không gian có diện tích nhỏ
– Tiện lợi trong thi công lắp đặt
– Màu sắc đa dạng mang tính thẩm mỹ cao,dễ dàng chọn lựa kiểu dáng, thỏa mãn mọi nhu cầu của người sử dụng….

Hạn chế

– Khi sử dụng quá nhiều kính cường lực trong phòng sẽ khiến không gian bị dư ánh sáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý làm việc. 
– Vật liệu của cửa kính cường lực không thể gia công lại như cắt, mài hay khoan khi đã qua quá trình xử lý nhiệt. Dẫn đến tình trạng khó có thể tái sử dụng lại khi có nhu cầu đổi mới sản phẩm
– Nếu mép hoặc cạnh của tấm kính bị hư hỏng sẽ khiến toàn bộ tấm kính bị nứt vỡ.
– Kính cường lực có thể tự nổ (nguy cơ rất nhỏ)